Hầu như bà mẹ nào khi sinh con và nuôi con cũng đều có
chung một nỗi lo lắng là không biết em bé của mình có khỏe mạnh và phát
triển tốt. Ngoài những thông số về cân nặng, chiều dài, 6 dấu hiệu dưới
đây sẽ chứng tỏ bé yêu của bạn đang phát triển ổn định.
1. Thay trên 6 miếng tã mỗi ngày
Trẻ sơ sinh thường đi tiểu và đi tiêu rất nhiều lần. Trung bình mỗi
ngày bé có thể làm ướt trên 6 miếng tã và đi tiêu 3-5 lần và đây là
những dấu hiệu bình thường trong tháng đầu tiên của trẻ. Điều này chứng
tỏ, nếu số lần thay tã trong ngày của trẻ quá ít, chứng tỏ có thể bé đã
không được bú đủ, cơ thể bị mất nước hoặc đang gặp phải vấn đề bất ổn
nào đó.
Khi được hơn 1 tháng tuổi, số lần đi tiêu của bé sẽ ít đần đi nhưng lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn lên. Việc này cũng phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, thể trạng từng bé và thực phẩm mà bé ăn nhưng số lần thay tã cho bé cũng là một chỉ số giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Ngoài số miếng tã, nếu mẹ chịu khó quan sát “sản phẩm” của bé mỗi lần thay tã, đây cũng là những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ “bắt bệnh” khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Khi được hơn 1 tháng tuổi, số lần đi tiêu của bé sẽ ít đần đi nhưng lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn lên. Việc này cũng phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, thể trạng từng bé và thực phẩm mà bé ăn nhưng số lần thay tã cho bé cũng là một chỉ số giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Ngoài số miếng tã, nếu mẹ chịu khó quan sát “sản phẩm” của bé mỗi lần thay tã, đây cũng là những dấu hiệu quan trọng giúp mẹ “bắt bệnh” khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Tháng đầu tiên bé có thể cần thay 8-10 chiếc tã mỗi ngày
2. Phản ứng nhanh với âm thanh
Trẻ đã có khả năng nghe và phản ứng với âm thanh từ khi còn trong bụng
mẹ. Sau khi sinh khoảng vài tuần, bé có thể lọc được các tiếng ồn và
phản ứng rõ ràng hơn với các tiếng động quen thuộc như tiếng nói của mẹ,
bài hát bé thường được nghe khi còn là thai nhi... Do vậy nếu mẹ thấy
bé có những phản ứng với âm thanh như đảo mắt tìm kiếm nơi phát ra tiếng
động thì chắc chắn thính giác của bé đang được phát triển tốt, hệ thần
kinh não bộ phát triển giúp bé có sự tò mò về những gì mình nghe thấy.
Trong những tháng đầu đời, thính giác của bé chưa hoàn thiện nên bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần và tỏ ra thích thú khi được “nói chuyện”. Để kích thích sự phát triển thính giác, mẹ có thể mua cho bé những đồ chơi có phát ra tiếng động vui vẻ. Tuy nhiên, nếu 2 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa biết cười hoặc không có phản ứng với âm thanh, bạn nên đưa bé tới bệnh viên để được kiểm tra thính lực và trí tuệ.
Trong những tháng đầu đời, thính giác của bé chưa hoàn thiện nên bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần và tỏ ra thích thú khi được “nói chuyện”. Để kích thích sự phát triển thính giác, mẹ có thể mua cho bé những đồ chơi có phát ra tiếng động vui vẻ. Tuy nhiên, nếu 2 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa biết cười hoặc không có phản ứng với âm thanh, bạn nên đưa bé tới bệnh viên để được kiểm tra thính lực và trí tuệ.
Tập trung nhìn đồ vật là cách trẻ đang học hỏi và phát triển trí não
3. Tập trung vào đồ vật
Đây cũng là cách mà bé đang học hỏi những điều xung quanh, tập nhìn và
tập trung chứng tỏ trí não của bé đang phát triển rất tốt. Khi mới chào
đời, thị giác của trẻ chỉ bằng 1/20 của người lớn nhưng sẽ phát triển
nhanh chóng để hoàn thiện tốt nhất khi bé được 3-5 tuổi. Do vậy, việc
tập nhìn vào các đồ vật với màu sắc rõ rệt, sắc nét trong giai đoạn đầu
đời sẽ mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển mắt của trẻ.
Nếu mẹ thấy bé đã 2-3 tuổi mà vẫn chưa có khả năng nhìn ngắm một đồ vật,
ánh nhìn luôn lơ đãng thì nên cho bé đi khám sớm để có hướng điều trị
tích cực.
4. Thích cười và “hóng chuyện”
Khi con được khoảng 1 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu “giao tiếp bằng
mắt” với bé, 2 tháng bé bắt đầu biết cười và thích cười, 3 tháng bé biết
“tán chuyện” và 4 tháng bé có thể bật cười khúc khích. Điều này chứng
tỏ bé bắt đầu hiểu và có nhu cầu giao tiếp xã hội và kết nối với mẹ. Đây
cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé yêu đang được phát triển
bình thường và khỏe mạnh.
Bé khỏe mạnh khi có thể tự chống đỡ được cơ thể
5. Khóc ít và ngủ đều đặn hơn
Trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc rất nhiều nhưng tình trạng này sẽ được cải
thiện dần khi bé đạt 6-8 tuần tuổi và khi được khoảng 4 tháng tuổi thì
sẽ ít quấy khóc hơn hẳn, trừ khi bé đói hoặc sau giấc ngủ trưa cần được
giải tỏa bớt áp lực.
Đôi khi trong một vài trường hợp, trẻ bị đau bụng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe và khóc to dù trông vẫn có vẻ khỏe mạnh. Do vậy nếu thấy bé khóc liên tục trong thời gian dài, mẹ nên kiểm tra xem bé có gặp phải vấn đề gì không nhé!
Với giấc ngủ, trẻ khỏe mạnh khi ngoài 4 tháng sẽ có những giấc ngủ dài và sâu hơn (có thể ngủ cả đêm mà không quấy khóc), mẹ cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Nếu bé vẫn có thói quen ăn ngủ chưa đều đặn, mẹ nên thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học hơn cho con nhé!
Đôi khi trong một vài trường hợp, trẻ bị đau bụng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe và khóc to dù trông vẫn có vẻ khỏe mạnh. Do vậy nếu thấy bé khóc liên tục trong thời gian dài, mẹ nên kiểm tra xem bé có gặp phải vấn đề gì không nhé!
Với giấc ngủ, trẻ khỏe mạnh khi ngoài 4 tháng sẽ có những giấc ngủ dài và sâu hơn (có thể ngủ cả đêm mà không quấy khóc), mẹ cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Nếu bé vẫn có thói quen ăn ngủ chưa đều đặn, mẹ nên thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học hơn cho con nhé!
6. Khả năng chống đỡ cơ thể
Đây cũng là một dấu hiệu của đứa trẻ khỏe mạnh. Rất nhiều em bé đã có
thể giữ đầu của mình trong thời gian ngắn ngay khi mới đạt 1 tháng tuổi.
Khi con được 3 tháng tuổi, bé sẽ giữ đầu được lâu hơn thậm chí quay
ngang dọc nhìn ngó xung quanh. Khả năng chống đỡ cơ thể này sẽ ngày càng
phát triển cao hơn thông qua việc con học lẫy, ngồi, bò... và mẹ có thể
dễ dàng quan sát sự phát triển của con mỗi ngày.
Nguồn: http://www.chuchubaby.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét